MÁY TÍNH TRÊN TOÀN CẦU
Thị trường của
máy tính
Thị trường máy tính cá nhân đã khởi đầu tích cực trong quý I-2022 với doanh thu tăng tới 15% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó ASUS lần đầu vượt qua Acer để lọt vào nhóm 5 nhà sản xuất có doanh số tốt nhất toàn cầu.
Ảnh minh họa.
Theo số liệu
do hãng phân tích thị trường Canalys vừa công bố, các nhà sản xuất máy tính đã
thu về tới 70 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm. Kết quả này đạt được bất chấp số lượng
máy bán ra giảm 2,8% - chỉ đạt 80,1 triệu chiếc. Trong đó, máy tính xách tay đạt
hơn 63,2 triệu chiếc (giảm 6%), trong khi máy tính để bàn đạt hơn 16,8 triệu
chiếc (tăng 13%).
Lenovo tiếp
tục dẫn đầu về cả thị phần (22,8%) và lượng máy xuất xưởng (18,2 triệu máy)
trong quý đầu năm nay, dù thực tế số máy nhà sản xuất Trung Quốc này bán ra đã
giảm 9,9% so quý I-2021. Trong khi đó, HP tuy chứng kiến lượng máy tới tay người
dùng giảm tới 17,8% trong cùng kỳ - chỉ đạt 15,8 triệu máy, nhưng vẫn đủ để duy
trì được vị trí thứ hai (19,8% thị phần) trong bảng xếp hạng.
Ngoài hai
cái tên trên, các tên tuổi còn lại trong nhóm 5 thương hiệu máy tính bán chạy
nhất toàn cầu đều chứng kiến tăng trưởng dương. Trong đó, ấn tượng hơn cả là
ASUS với mức tăng doanh số tới 24% - đạt 5,54 triệu máy, đẩy bật Acer ra khỏi
danh sách. Nhà sản xuất Đài Loan (Trung Quốc) hiện giữ 6,9% thị phần - đứng sau
vị trí thứ 4 là Apple (7,42 triệu máy, tương đương 9,3% thị phần). Về phần
mình, Dell vẫn duy trì vị trí thứ ba, với 13,74 triệu máy bán ra, tương đương
thị phần 17,2%.
Theo giới
chuyên môn, việc số lượng máy bán ra giảm là do những diễn biến phức tạp trên
toàn cầu ảnh hưởng tới không chỉ chuỗi cung ứng mà cả nhu cầu mua sắm. Cùng với
đó, việc các trung tâm sản xuất quan trọng tại Trung Quốc như Thâm Quyến và Thượng
Hải bị phong tỏa để chống dịch Covid-19 đã bó hẹp nguồn cung máy tính cá
nhân tại nhiều nơi. Dù vậy, doanh thu vẫn tăng là nhờ người tiêu dùng ngày càng
mạnh dạn chi cho các dòng máy đắt tiền.
Tại Việt
Nam, đại diện các hệ thống phân phối lớn xác nhận xu hướng “giảm số, tăng thu”
tương đồng với thị trường thế giới, trong đó việc kinh doanh máy tính xách tay
cũng diễn ra chậm hơn so với các loại máy để bàn. Tuy nhiên, các ý kiến khẳng định
việc kinh doanh trong giai đoạn hiện nay diễn ra ổn định. Tình trạng khan hiếm
không xảy ra ở bất kỳ nhóm sản phẩm nào. Giá cả sản phẩm cũng không bị tác
động đáng kể bởi những diễn biến gần đây tại Trung Quốc. Có được điều này là do
hầu hết các nhà phân phối đã lường trước những khó khăn và có kế hoạch ứng phó
phù hợp để đảm bảo nguồn cung.
Nhìn về
tương lai, các ý kiến đều lạc quan, tin tưởng vào kết quả kinh doanh tích cực
trong những quý còn lại của năm 2022, khi người dùng đang sử dụng máy tính cá
nhân với tần suất cao hơn bao giờ hết. Thực tế, ngày càng có nhiều công việc có
thể dễ dàng được thực hiện trên môi trường điện toán – hệ quả trực tiếp của
giai đoạn giãn cách kéo dài vừa qua.
Tuy nhiên, lãnh đạo một số công ty máy tính lớn cảnh báo về tình trạng dư thừa nguồn cung, khi các nhà sản xuất dồn những luồng hàng gặp khó trong việc tiêu thụ tại thị trường châu Âu sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam. “Điều này buộc các nhà bán lẻ trong nước phải triển khai hàng loạt biện pháp giảm giá, ưu đãi để kích cầu trong thời gian tới” - Tổng Giám đốc một kênh phân phối máy tính và linh kiện tại Việt Nam chia sẻ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)
Theo các
công ty nghiên cứu thị trường IDC và Gartner, thị trường máy tính cá nhân (PC) trên toàn thế giới đã có
tăng trưởng lần đầu tiên sau 8 năm.
IDC ước tính
các lô hàng PC trên toàn thế giới tăng 2,7% lên mức 266,7 triệu thiết bị trên
toàn cầu, trong khi Gartner đã chốt ở mức 0,6% lên mức 261,2 triệu thiết bị. Mặc
dù năm 2018, thị trường đã có quý đầu tiên tăng trưởng sau sáu năm, nhưng phải
đến năm 2019 cuối cùng thị trường PC toàn
cầu mới hồi phục đầy đủ kể từ năm 2011.
Mặc dù
Gartner và IDC đồng ý rộng rãi về hướng mà thị trường PC hiện đang hướng tới,
hai công ty này ước tính các thiết bị hơi khác nhau. Cả hai hãng đều tính bao gồm
máy tính để bàn, máy tính xách tay và máy tính bảng có thể tháo rời như
Surface, nhưng Gartner không tính bao gồm Chromebook.
Cả IDC và
Gartner đều trích dẫn các bản nâng cấp Windows 10 cho sự thay đổi. Gartner nhận định với việc kết thúc hỗ
trợ của Microsoft cho Windows 7 ngày 14/1, các doanh nghiệp trên toàn thế giới
đang bị buộc phải nâng cấp các thiết bị cũ của họ, dẫn đến nhu cầu kinh doanh
sôi động của máy tính Windows.
Theo
Microsoft, Windows 10 đã được cài đặt trên 900 triệu thiết bị tính đến tháng 9
năm ngoái. Tuy nhiên, dữ liệu từ NetMarketShare cho thấy vẫn còn hàng triệu PC
chưa được nâng cấp, với Windows 7 vẫn đang được sử dụng trên hơn 30% máy tính để
bàn.
Tuy vậy, IDC
nhận định những lợi ích từ việc cần nâng cấp lên hệ điều hành mới dường như
không tồn tại lâu, trong khi có những công nghệ mới như 5G và thiết bị màn hình
kép và màn hình gập, sẽ phải mất thời gian để trở nên phổ biến.
Cuối cùng,
Microsoft sẽ phải ngừng hỗ trợ Windows 8, nhưng thị phần của hệ điều hành này rất
nhỏ so với Windows 7 đến nỗi nó không thể dẫn đến một sự đột biến về số lượng
máy tính nâng cấp.
Ba nhà sản
xuất PC hàng đầu - Lenovo, HP và Dell - đều chứng kiến sự tăng trưởng của lô
hàng, nhưng vị trí thứ tư và thứ năm của Apple và Acer đã chứng kiến các lô
hàng PC giảm từ năm 2018 đến 2019./
LapTop Luôn là sự lựa chọn
hàng đầu cho các sinh viên, và nhân viên văn phòng. Hãy cùng tìm hiểu và chọn
ngay cho mình một chiếc máy tính thật
sang chảnh. ^^
** Mọi Chi tiết xin xem thêm “ TẠI ĐÂY “